Tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn dài 98,3 km đi qua 2 tỉnh Quảng Trị (37,3 km), Thừa Thiên Huế (61 km), có tổng mức đầu tư 7.669 tỷ đồng, khởi công xây dựng từ tháng 9/2019. Dự án có điểm đầu tại Quốc lộ 9 thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; điểm cuối kết nối dự án La Sơn-Túy Loan thuộc địa phận xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 người tử vong tại cao tốc Cam Lộ - La Sơn, ngày 18/02/2024 vừa qua |
Đường cao tốc tại Việt Nam được phân cấp như thế nào?
Căn cứ vào mục 3 của TCVN 5729:2021, quy định đường cao tốc tại Việt Nam được phân làm 4 cấp theo tốc độ di chuyển như sau:
- Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h;
- Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h;
- Cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h;
- Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h.
Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng.
Quy định chung về thiết kế đường ô tô cao tốc tại Việt Nam
Trích một số đoạn trong mục 4 của TCVN 5729:2021, quy định chung về thiết kế đường cao tốc được thể hiện như sau:
4.3 Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư một dự án xây dựng đường cao tốc (giai đoạn thiết kế cơ sở), cần lập các luận chứng làm rõ nội dung dưới đây:
4.3.1 Xác định sự cần thiết phải làm đường cao tốc; xác định các điểm khống chế để hình thành các phương án tuyến đường cao tốc; so sánh chọn phương án và đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính của phương án chọn trên cơ sở dự báo lưu lượng xe tính toán trên từng đoạn đường giữa các điểm khống chế.
4.3.2 Xác định số làn xe (khi cần nhiều hơn hai làn cho một chiều) trên cơ sở tính toán năng lực thông hành; luận chứng sự cần thiết và hiệu quả của việc làm thêm làn xe leo dốc cho các xe chạy chậm (xem Điều 6).
4.3.3 Sự cần thiết phải bố trí mặt cắt ngang các làn xe chạy cho mỗi chiều ở cao độ khác nhau để giảm bớt khối lượng công trình nền đường (trường hợp đường cao tốc đi trên sườn núi, đồi hoặc trường hợp lợi dụng việc cải tạo một đường cũ hai làn xe làm một bên phần xe chạy của đường cao tốc mới).
4.3.4 Xác định các chỗ ra, vào đường cao tốc, luận chứng chọn loại và so sánh các phương án bố trí chỗ giao nhau trên đường cao tốc.
4.3.5 Các phương án trắc dọc đi cao hay thấp tại các chỗ cắt qua đường dân sinh, đặc biệt là đoạn tuyến đi qua vùng đất yếu.
4.3.6 So sánh phương án và luận chứng xác định vị trí đặt trạm thu phí.
4.4 Đường cao tốc được thiết kế với thời gian tính toán dự báo giao thông là 20 năm kể từ năm đầu tiên đưa đường vào sử dụng và dựa trên cơ sở quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt, thuỷ, bộ, hàng không, cả trước mắt và trong tương lai sao cho tuyến đường cao tốc thiết kế có thể phát huy tác dụng tối đa trong mạng lưới chung, nhưng mặt khác lại không ảnh hưởng xấu đến các hoạt động giao thông ngắn, giao thông địa phương khác. Ngoài ra, vẫn chú ý đến việc dự trữ đất dành cho việc mở rộng phần xe chạy, mở rộng phạm vi các nút giao nhau trong tương lai.
4.5 Tuy phải xét đến tương lai, nhưng do quy mô đầu tư xây dựng đường cao tốc lớn, nên trong quá trình nghiên cứu chuẩn bị dự án đường cao tốc vẫn cần xét đến các phương án phân kỳ đầu tư (kể cả phương án phân kỳ đầu tư tại các vị trí điểm ra, vào đường cao tốc)
Trong trường hợp xét đến các phương án phân kỳ đầu tư thì nhất thiết vẫn phải làm thiết kế tổng thể hoàn chỉnh cho tương lai để đảm bảo lợi dụng được đầy đủ các phần công trình đã được phân kỳ làm trước, đồng thời đảm bảo thiết kế phân kỳ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ở giai đoạn sau.
4.6 Đối với các đường cao tốc cần đặc biệt chú trọng việc thiết kế phối hợp không gian các yếu tố tuyến để đảm bảo tạo cảm giác an toàn, thuận lợi, đều đặn, liên tục và dẫn dắt hướng tuyến một cách rõ ràng về mặt thị giác và tâm lý cho người sử dụng, đồng thời phải chú trọng đảm bảo đường phối hợp tốt với cảnh quan và môi trường dọc tuyến bằng cách lợi dụng việc bố trí cây xanh hoặc các trang thiết bị, các công trình hai bên đường, vừa tô điểm thêm và vừa loại trừ các nguyên nhân phá hoại cảnh quan tự nhiên do việc xây dựng đường cao tốc tạo ra.
Để kiểm tra và đánh giá các giải pháp phối hợp, khi thiết kế nên dựng hình ảnh phối cảnh hoặc mô hình ba chiều của các đoạn đường có yêu cầu nêu trên.
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn phần lớn có tốc độ tối đa chỉ 80 km/giờ, các biển tín hiệu, cảnh báo đầy đủ. Tuy nhiên một số đoạn chỉ có 2 làn xe và chưa có giải phân cách cứng |
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thiết kế và giấy phép thi công
- Thông báo khởi công công trình, dự án
- Dựng lán trại, tập kết thiết bị vàvật liệu trong phạm vi thi công
- Đào nền đường
- Thi công hệ thống thoát nước
- Thi công cấp phối lắp đá dăm
- Thi công thảm nhựa mặt đường
- Thi công vạch sơn và biển báo
Máy khoan thủy lực tự hành Furukawa (Nhật Bản) được sử dụng trong công tác hạ cốt nền đường, khai thác mỏ đất, đá cấp vật liệu cho cao tốc, với chức năng chính là khoan lỗ nhồi thuốc nổ |
Cuối cùng nhìn lại sự việc
Ông Uông Việt Dũng - Chánh Văn phòng Bộ GTVT ngày 20/02/2024 nói về nguyên nhân vụ tại nạn, cần phải chờ kết luận từ cơ quan điều tra. Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã vào cuộc kiểm tra, rà soát các vị trí xảy ra tai nạn trên tuyến cao tốc. Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã được thi công xây dựng tuân thủ theo đúng thiết kế, có đủ biển báo giao thông, vạch kẻ đường, biển báo phân làn đầy đủ...
"Bộ GTVT khuyến cáo tới người dân về nguyên tắc tổ chức giao thông, tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Bất kỳ lái xe nào khi tham gia giao thông đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, chú ý quan sát khoảng cách, đảm bảo tốc độ, điều kiện vượt xe trên những đoạn đường được phép vượt... Bên cạnh đó, khi tuyến cao tốc được đưa vào vận hành khai thác đã được nghiệm thu từ khâu thiết kế đến thi công xây dựng, đảm bảo đúng thiết kế thì mới được đưa vào khai thác", ông Uông Việt Dũng nhận định.
Còn theo các chuyên gia giao thông, giai đoạn I dự án, cao tốc Cam Lộ – La Sơn được thiết kế 2 làn xe, các làn được phân cách bằng vạch kẻ đường, riêng những điểm cho phép vượt xe được bố trí 2 làn, ngăn cách bằng giải phân cách cứng. Mặc dù hệ thống biển báo, biển hiệu trên cao tốc đã tương đối hoàn chỉnh, nhưng nếu lái xe thiếu tập trung, quan sát dễ gặp nguy hiểm tại các điểm kết thúc vượt xe bởi thiết kế một số đoạn tuyến theo kiểu "bó hẹp, thắt cổ chai". Khi kết thúc điểm vượt xe, lái xe điều khiển xe vào "2 làn nhập 1", tại các vị trí "điểm ngoặt" này thiếu tầm nhìn cũng dễ gây mất an toàn giao thông...
(Trích nguồn: Báo VNexpress, Cafe F)
---------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CP THIẾT BỊ & DỊCH VỤ ĐỒNG LỢI
Để được tư vấn và báo giá về các thiết bị thi công đường bộ mà công ty cung cấp, xin vui lòng liên hệ: 0919 666 247 (Mr Quang Sơn)
Tin tức khác
Ngày đăng: 20/11/2024 | 149 lượt xem
Trong lĩnh vực hàn màng chống thấm HDPE, độ chính xác và độ tin cậy là tối quan trọng. Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ (ASTM) đã thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng của mối hàn màng HDPE.
So sánh Công nghệ Hàn Hot-Air Starlinger, Combiloc và Tetra Pak
Ngày đăng: 20/11/2024 | 120 lượt xem
Công nghệ Hàn Hot Air (Hàn bằng khí nóng) là một kỹ thuật quan trọng trong ngành sản xuất bao bì và bao bì thực phẩm, đặc biệt là trong các công ty như Starlinger, Combiloc, và Tetra Pak. Các công ty này sử dụng công nghệ này để tạo ra các mối hàn chắc chắn, kín, bảo vệ sản phẩm khỏi các yếu tố bên ngoài như độ ẩm, vi khuẩn và tác động cơ học. Dưới đây là cách công nghệ hàn Hot Air được ứng dụng trong từng công ty:
Hướng dẫn mài mũi khoan đá để nâng cao năng suất và giảm chi phí khoan
Ngày đăng: 12/09/2024 | 424 lượt xem
Tại sao cần phải sử dụng máy mài mũi khoan?
Dụng cụ khoan đá Robit cho Ngành Xi măng, khai thác đá và khoáng sản
Ngày đăng: 12/09/2024 | 398 lượt xem
Năm 2024, Công ty Đồng Lợi chạm mốc tròn 22 năm làm Đại diện ủy quyền, phân phối chính hãng dụng cụ khoan đá Robit (Robit Rock Tool) tại Việt Nam. Đưa Robit trở thành thương hiệu dụng cụ khoan đá phổ biến nhất Việt Nam trong lĩnh vực xi măng, khai thác đá và khoáng sản.
Mở cửa hầm phải phía Tây, hầm số 2, cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh
Ngày đăng: 12/09/2024 | 245 lượt xem
Ngày 21-6, Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu tiến hành mở cửa hầm phải phía Tây hầm số 2 thuộc Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) giai đoạn 1. Đây là cửa hầm đầu tiên được mở trên toàn tuyến dự án cao tốc này.
Cận cảnh công tác khoan nổ mìn phá đá tại Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Ngày đăng: 12/09/2024 | 343 lượt xem
Sân bay quốc tế Long Thành là một sân bay quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn thành tất cả 3 giai đoạn, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.